Formaldehyde là một loại khí nguy hiểm có xuất hiện trong các loại khói, đốt gỗ, đốt lá, khói xe và khói thuốc. Nó được sử dụng để bảo quản các sản phẩm sơn, đồ gỗ và là thành phần các loại mỹ phẩm, thuốc do đó nó có thể được thải ra từ thảm sợi tổng hợp, xà phòng, đệm ghế, rèm vải…. Khi formaldehyde có trong 0,1 phần triệu không khí, nó sẽ gây ra nhiều loại triệu chứng ở mắt, mũi, họng đến buồn nôn, ho và cả phát ban.
Xylene, benzene và carbon monoxide là các loại khí vô hình khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Benzene là một chất hóa học nguy hiểm, nó có trong thành phần của dầu, xăng, khói thuốc. Nó sẽ gây nôn mửa và đau đầu khi bị hít phải với lượng lớn.Theo nghiên cứu của US environmental protection Agency (EPA) trong 1 khối không khí kích thước 800 foot (10 feet x 10 feet x 8 feet) chứa mức ô nhiễm 1808 micrograms formaldehyde; 112 micrograms xylene, 67 micrograms benzene.
Theo báo cáo của NASA (National Aeronautics and Space Administration) về cây trong nhà với việc loại bỏ không khí ô nhiễm trong phòng kín thì có khoảng 29 loại cây trang trí có thế hút được khí ô nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy nhiều loại cây phổ biến và rẻ tiền có thể sử dụng rất tốt vừa trang trí vừa làm sạch không khí cho gia đình. Chúng như những màng lọc khí độc trong nhà, đặc biệt vào mùa đông khi con người sử dụng phần lớn thời gian trong phòng kín. Ví dụ một số loại như dương xỉ mỹ có thể lấy đi 1800 microgram formaldehyde trong không khí chỉ trong một giờ (gần như toàn bộ số khí độc này trong một khối theo tính toán của EPA).
Trồng cây vừa làm đẹp, vừa làm sạch không khí trong nhà, an toàn hơn cho sức khỏe và tạo ra một bầu không khí tươi mát, dễ chịu trong gia đình. Mỗi loại cây lại có khả năng hút các loại khí độc khác nhau. Khả năng hút độc của chúng phụ thuộc vào kích thước cây, nhiệt độ, độ ô nhiễm của không khí, chất lượng cây…
Cây làm sạch không khí bằng hai cách : hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ.
Cây lan ý, bạch môn
Cây lan ý (bạch môn). Loài cây này được trồng trong nhiều gia đình, trông chúng rất đẹp mắt với các bông hoa uốn cong màu trắng nổi bật trên nền lá cây xanh sẫm. Hơn nữa, loại cây này lại rất dễ trồng. Cây lan ý thích hợp với môi trường có độ ẩm thấp, ánh sáng yếu, vì vậy nên trồng trong phòng có ít cửa sổ là tốt nhất. Chúng cũng ưa trồng trong chậu có đất ẩm, và có thể chịu được điều kiện nhiệt độ tối đa khoảng 47°C.
Lan ý hay còn gọi
là bạch môn , vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình tên tiếng Anh là Peace Lily (tên
khoa học là Spathiphyllum ‘Mauna Loa’) là một chi của khoảng 40 loài lá mầm thực
vật có hoa trong gia đình Araceae , có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ
và Đông Nam Á . Loài lan ý này có cùng họ với loài cây ăn thịt khổng lồ (Amorphophallus
titanium), loài cây đặc hữu của vùng Sumatra, Indonesia.
Thích hợp trồng
trong chậu nhỏ đặt trong nhà, văn phòng hay ban công hoặc hiên nhà. Nó lọc rất
nhiều độc tố như aceton, benzen, formldehyd và trichloroethylen, cụ thể là các
loại khí có hại từ chất tẩy rửa móng tay, đồ trang điểm hay nước rửa kính.Trong xã hội hiện đại, con người luôn phải tiếp xúc với các bức xạ và điện từ. Từng tế bào của cơ thể bị phá hủy bởi điều này. Cây lan ý chính là 1 công cụ rất tốt để hóa giải. Cây giúp cân bằng cơ thể và các trường năng lượng tiếp xúc với năng lượng bức xạ (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ,lò vi sóng, điện thoại và ti vi…) Do đó, nên đặt cây gần những thiết
bị này đểthanh lọc.
Lan ý cũng được trồng khi trong nhà có người bị bệnh ung thưphải trải qua điều trị bức xạ hay hóa trị liệu. Cây tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.
Lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, tạo nên 1 không gian yên bình và hòa hợp.
Cây lô hộ, Nha đam
Cây lô hội, loài cây này là một loại thảo dược phổ biến, và rất nhiều loại mỹ
phẩm hay dược phẩm có thành phần chiết xuất từ chúng. Đây là loại cây mọng nước
lá nhọn và dài. Có loại lô hội mọc cao đến xấp xỉ một mét, nhưng có một số giống
lô hội nhỏ hơn có thể sinh trưởng tốt trong không gian nhỏ và có ánh sáng mặt
trời.
Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có
thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác.
Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và
formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu
tới.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất dễ trồng. Lá cây có các vết vằn đốm, mọc thẳng lên trên, một số
loài lưỡi hổ có mép lá màu vàng hoặc trắng. Chúng có hoa màu trắng nhưng rất
hiếm khi nở. Cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện ánh sáng. Loại này
ưa không khí và đất khô, có thể thích hợp với mọi điều kiện nhiệt độ thông
thường trong phòng.
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại,
nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống,
do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ
yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt
trong nhà tắm.
Cây cau vàng, cau đẻ, cau bụi
Tên khoa học: Chrysalidocarpus lutescens H. Wendl.
Họ: Arecaceae
Loại cây xinh xắn này thực sự là nguồn cảm hứng dồi dào cho những ai yêu thích khí hậu nhiệt đới, hoặc đơn giản muốn "phù phép" cho vẻ đẹp không gian sống bên trong ngôi nhà của mình. Cau vàng có thể mọc cao đến hai mét, tuy nhiên nếu bạn thích cây nhỏ nhắn thì có thể trồng vào chậu nhỏ để kìm hãm sự phát triển của cây. Cau Vàng phát triển tốt dưới ánh sáng gián tiếp. Các chuyên gia khuyên, nên giữ cho đất khô và chỉ tưới nước khoảng một tuần một lần.
Cau bụi hút được Xylene _ 654 micrograms/h. Ngoài ra loại được formaldehyde _ 938 micrograms/h. Cây này thích hợp đặc biệt với phòng có thảm mới hoặc đồ gỗ mới đánh
véc-ni. Cau bụi là cây ưa nắng, không khí ấm áp và ẩm ướt.
Lục thảo trổ, cây nhện, luyến khách
Cây Nhện còn có rất nhiều các cái tên mỹ miều khác như: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Có khả năng loại bỏ các khí độc như carbon monoxide có thể loại được 96%. Ngoài ra hút được Xylene 268 micrograms/h; formaldehyde 560 micrograms/h. Cây này đặt tốt nhất ở trong bếp gần lò sưởi, bình gas nơi có khí carbon monoxide tích tụ.Lá cây có khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng nhiều trong công nghiệp da và cao su. Cây chịu được khắc nghiệt, thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian chăm sóc.
Thiết mộc lan, cây phát tài
Tên khoa học: Dracaena janet Craib.
Họ - Dracaenaceae
Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm (danh pháp hai phần: Dracaena fragrans, đồng nghĩa: Dracaena deremensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae).
Nó là loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Dracaena fragrans có các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm
Cây thiết mộc lan là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m (3 ft) và rộng 10 cm (4 inch). Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m (20 ft) nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragans (nghĩa là hương thơm).
Ý nghĩ của cây Thiết Mộc Lan : Đem tài lộc, vượng khí vào trong nhà của bạn. Ngoài ra Cây thiết mộc lan nó còn xếp vào loại cây phong thủy
Theo tiến sĩ Phùng Văn Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa sau đại học,
Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội), toluene là một dung môi
hữu cơ dễ bay hơi, nó ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà,
khí toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sơn, khói thuốc lá,
chất tẩy rửa hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào trong nhà.
Ghi nhận của các nhà khoa học cho thấy, trong nhà các hộ gia
đình, hàm lượng trên chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, tại những khu nhà mới
hoặc gần các nhà máy sản xuất, gần đường giao thông thì hàm lượng khí toluene
tương đối cao.
Toluene là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà
rất nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, khiến người
ở trong nhà có cảm giác buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Khi ở nồng độ
cao, khí toluene ảnh hưởng đến não bộ, gây bất tỉnh, thậm chí gây tử vong.
"Việc lựa chọn giải pháp phù hợp giảm thiểu các chất khí độc
hại như toluene ở môi trường trong nhà là điều cần thiết và cấp bách. Một trong
những giải pháp thân thiện nhất với môi trường đã được biết đến đó là dùng thực
vật hấp thu chất ô nhiễm (Phytoremediation) đồng thời có tác dụng làm cảnh đẹp",
tiến sĩ Khoa cho biết.
Tiến sĩ Phùng Văn Khoa cùng thạc sĩ Bùi Văn Năng và thạc sĩ
Nguyễn Thị Bích Hảo thực hiện nghiên cứu sử dụng cây xanh hấp thu khí độc. Các
chuyên gia cho rằng, ba loài cây hấp thu khí toluene cao nhất trong 20 cây khảo
sát là Thiết mộc lan, Ngũ gia bì và Dương xỉ thường.
Trong thử nghiệm 72 giờ tiếp xúc, Thiết mộc lan hấp thu
2,7µg/cm2 (đơn vị diện tích lá), Ngũ gia bì hấp thu 1,20µg/cm2, cây Cồ nốc hoa
đầu hấp thu 1,00µg/cm2.
Ngũ gia bì
Nhiều người còn gọi là “chân chim”; "sâm non". Ngũ gia bì có khả năng lọc được phần lớn các chất gây ô nhiễm trong nhà với những ưu điểm: Sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp
Dương xỉ thường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét